Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Mua ban co phieu OTC nhung thang cuoi nam

Theo quy định, cuối năm nay sẽ có 10 ngân hàng phải lên sàn, chấm dứt tình trạng “lười” lên sàn vì thời điểm không thuận lợi.
VPBank chưa lên sàn giá cổ phiếu đã “nổi sóng”
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang hoàn tất cả thủ tục cuối cùng để nhanh nhất trong quý III/2017 sẽ lên sàn. VPBank hiện có vốn điều lệ trên 14.059 tỷ đồng.
Ngày 28/07/2017, VPBank chốt danh sách cổ đông để thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung 1,33 tỷ cổ phần tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Trên thị trường mua ban co phieu OTC, giá cổ phiếu VPBank tăng khủng khi đang được đẩy giá mua ở mức cao nhất 49.000 đồng/cổ phần, trong khi đó đầu năm mới chỉ 20.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, giá bán VPBank đang được chào ở mức 35.000 – 37.000 đồng/cổ phần.
Cùng với thông tin lên sàn là thông tin gom cổ phiếu VPBank của lãnh đạo ngân hàng này. Cụ thể, từ 25/07 - 25/08/2017, tổng số lượng cổ phiếu gia đình Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank là ông Ngô Chí Dũng gồm cả mẹ và vợ ông Dũng lần lượt muốn gom 10,5 triệu cổ phần; 66,6 triệu cổ phần và 65 triệu cổ phần. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của gia đình Chủ tịch Dũng tại VPBank sẽ tăng lên 14,56% vốn điều lệ.
Ngoài ra, vợ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank - Bùi Hải Quân cũng đăng ký mua ban co phieu 5 triệu cổ phần nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên 4,72% vốn điều lệ. Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Giám đốc chi nhánh VPBank cũng đăng ký nhận chuyển nhượng thêm 600.000 cổ phần.
Trước đó, từ ngày 07/07 - 07/08/2017, người thân của Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank - Lô Bằng Giang đăng ký gom vào gần 112 triệu cổ phần VPBank, tương đương 8,4% vốn điều lệ.
Như vậy, các lãnh đạo trên và người thân tại VPBank đăng ký gom cổ phần ngân hàng này trong vòng một tháng tới đây lên tới gần 260 triệu cổ phần.
Nếu tính theo giá chào mua trung bình cổ phiếu VPBank trên sàn mua ban co phieu OTC là 48.000 đồng/cổ phần, số tiền khủng phải chi ra để gom 260 triệu cổ phần khoảng 12.000 tỷ đồng.
“Chạy nước rút” lên sàn?
Theo Thông tư số 180/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, các công ty đại chúng có cổ phần chưa được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán phải thực hiện đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống UPCoM không muộn hơn ngày 31/12/2016.
10 ngân hàng TMCP cũng phải rốt ráo lên sàn cuối năm 2017 nằm trong số 730 doanh nghiệp đã cổ phần hóa phải lên sàn theo quy định, gồm: Phương Đông (OCB), An Bình (ABBank), Kỹ Thương (Techcombank), Nam Á (NamABank), Hàng Hải (MaritimeBank), Việt Á (VietABank), Tiên Phong (TPBank), Đông Nam Á (Seabank), Phát triển TP.HCM (HDBank), Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Những ngân hàng này đã nhiều lần lên kế hoạch lên sàn nhưng trì hoãn vì thị trường không thuận lợi.
Từ đầu năm đến nay, mới chỉ có 2 ngân hàng TMCP là VIB và Kiên Long (Kienlongbank - KLB) lên sàn UPCoM.
VIB niêm yết hơn 564 triệu cổ phần với giá 17.000 đồng/cổ phần vào ngày 9/1/2017 và có kế hoạch đưa cổ phiếu lên HOSE vào năm 2018. Giá cổ phiếu VIB đã lên mức 22.400 đồng/cổ phần ngày 27/7.
Kienlongbank mới đây (29/6) niêm yết 300 triệu cổ phần trên UPCoM với giá 10.000 đồng/cổ phần. Đến phiên 27/7, cổ phiếu này được giao dịch ở quanh mức 10.200 đồng/cổ phần.
Với sự thúc ép của cơ quan quản lý, liệu các ngân hàng có kịp lên sàn vào cuối năm 2017 khi đến nay chưa có thông báo gì từ những ngân hàng này?
Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, cổ đông nhiều ngân hàng đã đồng ý để cổ phiếu ngân hàng lên sàn như: Techcombank, ABBank, OCB, LienVietPostBank …
Ở chiều hướng khác, chỉ có 3% cổ đông của ngân hàng MaritimeBank đồng ý với kế hoạch lên sàn.
Còn HDBank không thấy kế hoạch lên sàn năm 2017. Theo lãnh đạo HDBank, chưa niêm yết chưa hẳn đã bất lợi bởi vì giá trị thực của HDBank sẽ phải do thị trường đánh giá ở giai đoạn ngân hàng đã khẳng định được vị thế, chiến lược phát triển và các triển vọng trong tương lai. Nếu HDBank niêm yết lên rồi giao dịch dưới mệnh giá như một số ngân hàng đang niêm yết thì điều này không có ý nghĩa. Hiện giá cổ phiếu HDBank lên mức 17.000 đồng trên OTC.
Mới đây, chỉ thấy LienVietPostBank đã nhanh chóng thực hiện chốt danh sách cổ đông để đăng ký chứng khoán tại VSD (ngày 17/7) và đăng ký giao dịch trên UPCoM toàn bộ 646,6 triệu cổ phần với mã chứng khoán LPB.
Còn Techcombank đã được cấp mã chứng khoán là TCB, dự kiến cổ phiếu này sẽ giao dịch trên UPCoM trước khi lên HOSE hoặc HNX. Hiện nay, giá cổ phiếu của Techcombank được đẩy lên 37.000 đồng/cổ phần trên OTC.
Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông, lãnh đạo ABBank cũng dự kiến sẽ lên UPCoM, nếu hồ sơ được chấp thuận sẽ lên sàn vào tháng 7/2017. Giá cổ phiếu ABBank đang xoay quanh mệnh giá.
Hay như OCB cũng mới chỉ dự kiến không lên UPCoM mà sẽ lên thẳng HOSE. Giá cổ phiếu này đang ở mức 12.000 – 13.000 đồng/cổ phần trên OTC.
Xem thêm : mua ban co phieu OTC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét